Điện dân dụng đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của con người. Điện dân dụng cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, không chỉ cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình, khu dân cư mà còn cho các hoạt động sản xuất tại các xí nghiệp, khu công nghiệp… Vậy, các thiết bị điện dân dụng là gì, quá trình thi công điện dân dụng ra sao, có những điều gì cần lưu ý? Tất tần tật sẽ được giải đáp qua bài viết từ CHINT Việt Nam. 1. Sơ lược về điện dân dụng 1.1 Điện dân dụng là gì? Điện dân dụng là thuật ngữ chỉ nguồn cung cấp điện năng phục vụ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của hộ gia đình, tòa nhà, chung cư, văn phòng, cơ sở kinh doanh hoặc sản xuất. Nguồn điện này sử dụng cho các nhu cầu điện cơ bản như chiếu sáng, nấu nướng, làm lạnh… ứng dụng cho các thiết bị điện trong gia đình như máy giặt, tivi, tủ lạnh… Người sử dụng điện dân dụng thường được tính phí dựa trên lượng điện tiêu thụ được đo bằng đơn vị kWh (kilowatt-giờ). 1.2 Điện dân dụng là loại điện mấy pha? Hệ thống điện dân dụng ở các hộ gia đình chủ yếu là điện 1 pha. Điện 1 pha là loại điện xoay chiều, có hiệu điện thế tại Việt Nam là 220V. Hầu hết công suất các thiết bị điện gia dụng đều nhỏ và được thiết kế phù hợp với dòng điện 1 pha. Ngoài ra, dòng điện 1 pha có chi phí thấp hơn, dễ lắp đặt và bảo trì hơn so với dòng điện 3 pha. Đối với nguồn điện 2 pha thì được sử dụng ở các khu vực điện lưới rất yếu, thiếu ổn định trầm trọng (cần có nguồn điện 3 pha), được dùng nhiều ở các vùng sâu xa, làng nghề, khu công nghiệp. Mặt khác, điện ba pha thường không sử dụng trong các hộ gia đình, vì chỉ sử dụng được cho các thiết bị điện ba pha với công suất lớn (trong hoạt động sản xuất, nhà máy sản xuất điện). Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hộ gia đình sử dụng dòng 3 pha. Điều này đòi hỏi hộ gia đình phải lắp máy ổn áp có tác dụng chuyển đổi điện năng ba pha thành điện năng một pha 220V. 1.3 Vai trò của nguồn điện dân dụng Nguồn điện dân dụng là yếu tố rất quan trọng, đóng vai trò truyền tải điện năng ở những công trình xây dựng, xí nghiệp cũng như trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Điều này giúp kích hoạt cơ chế vận hành, góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Nguồn điện dân dụng còn giúp tối ưu hóa công việc sử dụng điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. 2. Sơ lược về thiết bị điện dân dụng Điện dân dụng là một nghề bao gồm sản xuất, lắp đặt các thiết bị điện phục vụ nhu cầu của con người.Điện đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người từ nhu cầu sinh hoạt, đến sản xuất kinh doanh. Ngoài ra còn có thể sử dụng thêm máy tiết kiệm điện để có thể giảm thiểu tiền điện trong gia đình. 2.1 Khái niệm về thiết bị điện dân dụng Thiết bị điện dân dụng hay còn được gọi là đồ điện dân dụng, bao gồm các thiết bị như: máy lạnh, máy giặt, tivi,… Đây đều là các thiết bị dùng điện quan trọng, được sử dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người. 2.2 Thiết bị điện dân dụng phổ biến Thiết bị điện dân dụng xuất hiện, phục vụ những nhu cầu khác nhau và có thể sử dụng thêm máy tiết kiệm điện. Những thiết bị phổ biến có thể kể đến như: đèn LED tiết kiệm điện, tủ lạnh, máy sấy, máy giặt, lò vi sóng, quạt, máy điều hòa… 3. Thi công hệ thống điện dân dụng 3.1 Quy trình thi công điện dân dụng Bước 1: Thiết kế bản vẽ, chuẩn bị các loại vật tư, máy móc và dụng cụ thi công như ổ cắm điện CHINT, thiết bị truyền tải và phân phối điện CHINT, các loại công cụ cắt và gắn dây điện… Để đảm bảo quá trình thi công diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn có thể tìm mua tại những đơn vị, cửa hàng đồ điện dân dụng uy tín, chất lượng. Bước 2: Cắt và nối dây điện theo bản vẽ, đảm bảo các đoạn dây được cắt và nối đúng chiều. Bước 3: Tiến hành cắt đục tường, sau đó lắp đặt ống điện âm tường, gắn công tắc và ổ cắm điện. Bước 4: Lắp đặt các thiết bị điện, cài đặt hộp và tủ điện để bảo vệ hệ thống. Bước 5: Sau khi hoàn thành việc lắp đặt, công ty điện dân dụng sẽ tiến hành kiểm tra và chạy thử hệ thống, sau đó bàn giao đưa vào sử dụng và bảo trì định kỳ. 3.2 Nguyên tắc lắp đặt hệ thống trong công trình điện dân dụng 3.2.1 Nguyên tắc lắp đặt thiết bị điện trong nhà Khi thi công điện dân dụng trong nhà, tuyệt đối không sử dụng dây dẫn trần, thay vào đó, để đảm bảo an toàn, cần sử dụng loại dây dẫn có bọc cách điện chất lượng cao. Tiết diện dây dẫn điện phải đảm bảo có đủ khả năng tải dòng điện đến các thiết bị điện cung cấp. Không nên sử dụng loại dây dẫn có tiết diện nhỏ hoặc các dụng cụ điện công suất lớn để tránh hỏng hóc khi sử dụng và đề phòng sự cố hỏa hoạn. Dây dẫn điện trong nhà thường đặt trên puli sứ hoặc sứ kẹp, luồn trong ống bảo vệ bằng nhựa. Cần đảm bảo khoảng cách giữa dây dẫn và vật kiến trúc trong nhà như trần, tường… không nhỏ hơn 10mm và khoảng cách giữa 2 puli hoặc sứ kẹp liền kề nhau không nên quá xa. 3.2.2 Nguyên tắc nối đất, tiếp âm các thiết bị sử dụng điện Theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu điện dân dụng, cần thực hiện việc nối đất, tiếp âm cho các thiết bị điện khi sử dụng để đảm bảo an toàn trong trường hợp rò điện. Các loại dây dùng để nối đất và tiếp âm phải có chất lượng tốt, đảm bảo có khả năng chống chịu các ảnh hưởng từ môi trường và dẫn điện tốt. Hệ thống nối đất và tiếp âm cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn. >>> Xem thêm: Thiết bị điện tử là gì Bài viết trên đây đã nói sơ lược cho bạn về điện dân dụng là gì và cách thi công điện dân dụng. Ngoài ra ta còn có thể sử dụng thêm máy tiết kiệm điện để giảm thiểu chi phí tiền điện trong gia đình chúng ta. Nếu bạn còn thắc điều gì, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi ngay nhé.