Bánh tổ - đặc sản Trung Quốc

Thảo luận trong 'Bằng cấp, chứng chỉ' bắt đầu bởi chaucaphu, 21/3/19.

  1. chaucaphu

    chaucaphu Expired VIP

    Từ thời xa xưa, bánh Tổ (hay còn gọi là Niao Gao) là một món quà đặc sản dân dã và trở thành một món bánh phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là trong dịp Tết. Đây thực sự là một món bánh thú vị của nền ẩm thực Trung Quốc mà du khách nên thử khi đặt chân đến đất nước xinh đẹp này.


    1. Nguồn gốc

    Tên bánh "Nian Gao" ngụ ý chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Theo tiếng Trung, "Gao" là bánh, "Nian" là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.


    Tên gọi của chiếc bánh này còn bắt nguồn từ một câu chuyện cổ. Xưa kia, có một con quái vật tên là Nian ở trên núi cao. Khi mùa Đông đến, mọi loài vật đều ngủ đông nên con quái vật không kiếm được thức ăn, nó đành phải xuống núi, đến các thôn ăn thịt người khiến người dân rất sợ hãi. Trong thôn có chàng trai thông minh tên Gao, anh ta làm những cái bánh gạo nếp đặt cạnh cửa ngôi nhà trống để dụ con quái vật. Đúng như dự đoán, con quái vật vào nhà nhưng lại không tìm thấy người nào để ăn thịt, nhưng nó đói quá, khi thấy bánh gạo nó đành phải ăn, ăn đến nỗi nghẹn. Nó không muốn phải ăn bánh gạo nữa nên nó đành phải lên núi tiếp tục săn những con thú khác. Từ đó người trong thôn không còn thấy con quái vật nữa. Để ăn mừng thoát khỏi quái vật, cứ mỗi khi mùa Đông đến, người dân lại làm bánh gạo nếp và đặt tên cho bánh này là "Nian Gao" (phiên âm tiếng Việt là "niên cao"). Ngày nay, loại bánh này trở thành món quà biếu/tặng phổ biến trong năm mới.


    2. Chi tiết

    Hương vị của món bánh này có chút thân quen, có thể tìm thấy đâu đó trong vài món bánh tại Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn có đôi nét đặc trưng của bánh tổ ở Trung Hoa.


    Ở Trung Quốc, bánh Tổ được làm từ gạo nếp loại tốt để đảm bảo độ dẻo thơm cho bột bánh, đường nếp được thắng kỹ để loại bỏ tạp chất, và cuối cùng là một chút gừng tươi, phần nguyên liệu quan trọng này giúp mang lại hương vị đặc trưng cho chiếc bánh.


    Người dân mỗi vùng lại biến tấu và thưởng thức bánh Tổ theo một cách khác nhau. Bánh tổ của Thượng Hải màu trắng và có thể được cắt nhỏ cho vào trong món canh, món xào. Người dân phía Nam Trung Quốc lại ưa dùng bánh tổ ngọt, có thể là bánh hấp hoặc rán. Người Bắc Kinh thường có táo tàu trên bánh dùng bột gạo nếp trắng hoặc gạo nếp non. Người Phúc Kiến lại làm bánh từ bột gạo và khoai môn, họ cắt bánh nhỏ ra trước khi ăn hoặc tẩm bột ngô, nhúng qua trứng gà rồi rán lên...


    Bánh Tổ được bày bán quanh năm, không chỉ được bán ở những siêu thị, quầy bánh kẹo mà còn có mặt tại các khách sạn, nhà hàng lớn. Nhưng món bánh này lại đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Theo truyền thống, vào dịp tết cổ truyền, tất cả các mâm cỗ của người Trung Hoa đều không thể thiếu chiếc bánh Tổ, bởi loại bánh này tượng trưng cho sự gắn bó và tình yêu thương bền vững của người thân trong gia đình.


    Ngày nay tại Trung Quốc, Bánh Tổ được chế biến theo nhiều kiểu, với nhiều hình dáng và bao bì khác nhau, tuỳ thuộc với nhu cầu cúng kiếng và thưởng thức. Nhưng hương vị của món bánh vẫn không thay đổi luôn được lưu giữ được nguyên vẹn về vị truyền thống, lẫn những đặc điểm cơ bản và ý nghĩa của nó, như một niềm tự hào của người Trung Hoa.


    Nếu có dịp du lịch Trung Quốc, du khách đừng quên thưởng thức hương vị ngọt ngào của những chiếc bánh Tổ dân dã này nhé! Chắc chắn du khách sẽ phải "say lòng" vì chúng.
     

Chia sẻ trang này