Những đôi giày cao gót gợi cảm là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phải đẹp. Nó giúp tôn lên những đường cong nữ tính, khiến cho thân hình người phụ nữ càng trở nên nóng bỏng và khêu gợi hơn bao giờ hết. Chúng giúp cho thân hình của bạn thêm phần cao ráo, đôi chân thon gọn và giúp bạn cảm thấy tự tin hơn nhiều. Bởi thế dù muốn hay không bạn cũng nên chuẩn bị cho mình ít nhất một đôi giày cao gót để tạo sức hút cho chính bản thân mình. Xem thêm: mặc quần jean nữ mang giày gì đẹp nhất Tuy nhiên, bước đi tự tin trên những đôi giày cao gót chênh vênh không phải là một việc dễ dàng. Nếu bạn không quen với độ cao, những đôi giày cao gót có thể khiến cho bạn cảm thấy vô cùng lúng túng và bước đi cũng không thật vững chãi. Để có thể kiểm soát được hình dáng của cơ thể và bước đi một cách dễ dàng trên những đôi giày cao gót, xin mách nước cho bạn một vài mẹo nhỏ sau đây. 1- Hãy cùng tìm hiểu các bộ phận của đôi giày để xử trí tốt hơn: Thân giày: Nếu giày cứng, gây đau chân, bạn hãy phun ít nước vào vùng thân này và sử dụng ngón tay để nắn lớp da mềm theo hình dáng chân của bạn. Phần vòm (The Breast): Đây là phần uốn cong của gót giày mà ảnh hưởng đến việc bạn có di chuyển vững vàng trên đôi giày đó hay không. Phần này càng thấp thì bạn sẽ càng ít cảm thấy mất thăng bằng. Đế (Sole): Nếu bạn hay bị trượt ngã khi đi trên sàn trơn, hãy mua một đôi bảo vệ gót giày hoặc dùng chìa khóa cọ vào đế để tạo độ ma sát. Mũi giày: Nếu ngón chân cái của bạn bị co quặp, hãy đến hiệu giày để kéo giãn phần này ra. Bên trong (The inside): Với phần này, bạn có thể sử dụng các lớp lót để bảo vệ đôi chân của mình. Xem thêm: giày boot nữ mặc với gì là đẹp nhất cho các nàng 2. Tập đi giày cao gót như thế nào? Bạn phải học cách đứng trước khi học cách đi trên giày cao gót. Để học cách đứng một cách vững chãi, bạn hãy đứng thẳng lưng, dùng một chiếc gương để ngắm nhìn hình ảnh của mình trong gương như thế nào. Trạng thái cân bằng là một yếu tố cực kì quan trọng khi bạn tập đi trên những đôi giày cao gót. Để duy trì sự cân bằng này thì bạn nên tập đi trên sàn nhà cứng và chắc chắn. Đầu tiên bạn nên bước một vài bước về phía trước, giữ cho hai chân sát vào nhau và lưng thẳng. Một tư thế không thích hợp cộng với một đôi giày cao gót sẽ là một thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bắt đầu thật chậm. giữ một tốc độ ổn định, tạo thăng bằng bằng cách đung đưa nhẹ 2 cánh tay. Khi bạn đã cảm thấy mình bước đi và dừng lại một cách vững chãi mà không bị tròng trènh thì có thể thử bước đi trên các bề mặt khác và tiếp tục luyện tập như thế. Chiều cao của gót giày cũng ảnh hưởng đến quá trình luyện tập của bạn. Vì thế hãy bắt đầu tập trên những đôi giày có chiều cao thấp, vừa phải và sau đó mới thực hành trên những đôi giày cao hơn nữa. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bắt đầu tập đi trên những đôi giày cao gót đế thô rồi sau đó mới bắt đầu đi trên những đôi giày có gót nhọn. Bạn hãy tìm cho mình những đôi giày có dây buộc ở mắt cá chân để có thể giữ bàn chân của bạn chắc chắn hơn. Tư thế: Gót giày sẽ đẩy trọng lượng cơ thể của bạn dồn về phía trước. Vì thế, để giữ thăng bằng, bạn hãy ngẩng cao đầu và đẩy vai về phía sau. Bước đi: Đi giày cao gót mà sải bước dài, bạn sẽ dễ bị trật khớp cá chân hoặc làm gãy gót giày. Do đó, hãy chuyển sang những bước ngắn và đều nhau nếu có thể. Trọng lượng cơ thể: Khi trọng lượng cơ thể đã dồn hẳn lên một bàn chân, bên trong giày bạn hãy duỗi ngón chân cái một chút. Điều này sẽ giúp bạn đứng vững hơn. 3. Sử dụng miếng lót phù hợp Lớp lót chuyển trọng lượng: Lớp lót này được đặt ở phần vòm của đôi giày, giúp chuyển trọng lượng ra khỏi phần nửa đầu của gót chân sang phần nửa sau. Lót mũi giày: Lớp lót này được đặt ở phần của nửa đầu bàn chân, vốn là khu vực mà trọng lượng của bạn dồn lên, giúp mũi chân của bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Lớp lót cho giày hở mũi: Lớp lót này ngắn hơn lớp lót toàn phần và có tác dụng tạo cảm giác thoải mái cho bạn chân mà không bị lồi ra bên ngoài mũi giày. Miếng dán gót: Đây là những miếng lót giữ cho chân của bạn không bịt trượt lên trượt xuống bên trong giày. Tham khảo nguồn bài viết tại http://lowprice.vn/